![]() |
Huyền Baby (SN 1989 - quê Hà Nội) là hot girl đình đám 1 thời. Hiện cô sống ở TP.HCM. |
![]() |
Kể từ khi kết hôn với người chồng đại gia, cô càng trở nên nổi tiếng với phong cách thời trang sang trọng, quyến rũ. |
![]() |
Cô được chồng vô cùng cưng chiều. Trên trang cá nhân facebook cô viết: "Người đàn ông cùng em đi đến cuối cuộc đời", kèm theo đó là bức hình hai vợ chồng nắm tay nhau tình tứ trong chuyến du lịch nước ngoài. |
![]() |
Hot mom sở hữu biệt thự cao cấp giữa thành phố hoa lệ và cuộc sống ngập trong nhung lụa. |
![]() |
Nằm ở vị trí "đắc địa", diện tích siêu khủng và chi phí xây dựng lớn, tổng giá trị tài sản căn nhà lên đến 5 triệu USD. |
![]() |
Biệt thự được chia ra thành hai khu vực chính bao gồm tầng trệt dùng để kinh doanh với mức đầu tư gần 1 triệu đô. |
![]() |
Tầng trên được Huyền Baby trang hoàng lộng lẫy để làm nhà ở với thiết kế hiện đại, sang trọng. Nội thất được sử dụng tông màu xám - đồng tạo cảm giác vương giả. |
![]() |
Các chi tiết được chăm chút tỉ mỉ. Bàn ăn sang trọng, bày biện cầu kỳ không kém các nhà hàng, khách sạn 5 sao. |
![]() |
Phòng tắm đẳng cấp. |
![]() |
Sân vườn là nơi người đẹp dùng để thư giãn, ngắm cảnh thành phố về đêm. |
![]() |
Bồn tắm tinh tế trong biệt thự. |
![]() |
Phòng ngủ dễ thương cô dành cho cậu quý tử. |
![]() |
Còn đây là phòng ngủ của con gái hot mom Hà thành. |
![]() |
Ngoài những khu vực như phòng khách, nhà bếp, sân chơi... thì không gian được chú ý nhất chính là phòng chứa quần áo của Huyền Baby. |
![]() |
Tủ giầy dép, túi xách và phụ kiện lên đến vài chục tỷ đồng của Huyền Baby. |
![]() |
Huyền Baby chăm sóc hai con rất chu đáo. |
![]() |
Cô thường tự tay chuẩn bị đồ ăn cho các con. |
![]() |
Sau khi sinh con trai thứ 2, hot mom đã sang Hàn Quốc học về chuyên ngành thẩm mỹ và đầu tư một nhà máy sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tại đây. |
![]() |
Sau gần 3 năm đặt chân vào kinh doanh, hot mom 8x trở thành doanh nhân thành đạt, dần thoát khỏi bóng của người chồng giàu có. |
![]() |
Đầu năm 2019, cô gây xôn xao khi sang Singapore, chi 200 triệu đồng để mua bộ đầm dạ tiệc sang trọng, thiết kế kiểu xếp ly ánh kim của nhà mốt Givenchy. |
![]() |
Huyền Baby cùng em gái du lịch Hàn Quốc. |
![]() |
Cô sang nước ngoài mua quần áo liên tục. |
![]() |
Một siêu xe nằm trong bộ sưu tập xe hơi của Huyền Baby. |
![]() |
Ngay từ nhỏ các con của cô đã được 'bọc trong vàng', ngồi siêu xe và đi khắp nơi trên thế giới. |
Cuộc sống sau khi lấy chồng của những hot girl này khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ.
" alt=""/>Huyền Baby: Sở hữu biệt thự 5 triệu đô, giàu có đáng ngưỡng mộKỳ 1: Bí mật ở con đường ‘bán sức’ kiếm tiền triệu mỗi đêm
Kỳ 2: Bất ngờ vùng biên: Sở hữu tiền tỷ, biệt thự nhờ bán sức thâu đêm
“Mọi thứ đều phải đánh đổi”, một cửu vạn chia sẻ khi chúng tôi đề cập đến mức thù lao không hề nhỏ từ việc họ bán sức lao động ở vùng biên.
Sự đánh đổi là họ kiếm được bạc triệu mỗi ngày nhưng chấp nhận sống trong những căn phòng trọ chật hẹp, thiếu thốn đủ bề để dành tiền gửi về cho gia đình.
Họ cũng phải đối mặt với tai nạn, bệnh tật bởi công việc quá nặng nhọc.
![]() |
Xóm trọ của những cửu vạn vùng biên |
Bên cạnh đó, không ít cửu vạn chia sẻ, việc kiếm tiền không hề dễ dàng. Những người muốn đến đây làm đều phải có sự giới thiệu, có được sự tin tưởng của chủ hàng, đồng nghĩa với việc không phải ai cũng có được thu nhập lớn trong công việc này.
Vì vậy, nhiều cửu vạn mang khát vọng đổi đời nhưng đã phải chấp nhận ra về khi không tìm được việc làm, không chịu được sự nặng nhọc sau từng cung đường.
Xóm trọ vùng biên
Cơn mưa rả rích cuối năm càng khiến cho xóm trọ của các cửu vạn ở vùng biên Tân Thanh, Lạng Sơn thêm hiu hắt. Tại một dãy trọ gồm khoảng 10 phòng, anh Hà (Bắc Giang) đang ngồi co ro trong tấm chăn cũ. Anh cho biết hôm nay trời mưa, chưa có hàng nên họ mới có thời gian nghỉ ngơi.
Phòng trọ của anh khoảng 15m2 dành cho 5 người ở. Đó là một căn phòng được xây tạm bợ, phía trên có lợp mái tôn. Phòng không có giường, các cửu vạn dùng những tấm phản kê trên mặt đất, trải tấm chiếu cũ lên để làm giường.
Cuối phòng trọ được sử dụng làm chỗ đun nấu. Khu vực bếp này gồm một chiếc bếp ga đơn và vài chiếc xoong. “Bình thường chúng tôi ăn cơm bụi khoảng 30 nghìn đồng/bữa.
Bếp này chỉ dùng để nấu mì tôm những lúc đi làm về đói bụng và đun nước nóng tắm rửa qua loa những ngày quá rét”, anh Hà nói.
Một góc phòng khác được tận dụng làm nơi treo quần áo. Phía dưới là nơi xếp ngổn ngang 4, 5 đôi giày màu xanh - giày chuyên dụng của các cửu vạn để vượt dốc, đèo. Căn phòng này được xem là “hạng sang” khi có một nhà vệ sinh trong phòng dù nhà vệ sinh này không có cửa.
Anh Hà chia sẻ thêm: “Phòng của chúng tôi có giá 1 triệu đồng/tháng. Tiền điện nước khoảng 300 nghìn/tháng. Chúng tôi ở thế cũng tương đối "sang" khi chỉ có 4 - 5 người, trong khi có những phòng khác ở đến vài chục người”.
Theo sự chỉ dẫn của anh Hà chúng tôi đến một xóm trọ gần đó. Đúng như lời anh Hà chia sẻ, căn phòng này rộng hơn với diện tích khoảng 30m2. Tuy nhiên ở đây khoảng hơn 20 con người đang sinh hoạt.
Được biết, vào thời gian cao điểm, phòng này là nơi ăn ở của khoảng 30 người gồm cả nam và nữ. Họ đều là những người cùng quê Sơn La vì quen biết nhau từ trước nên thuê chung phòng để tiết kiệm tiền.
![]() |
Chị Triệu Thị Ngân |
Tại đây, vài phụ nữ đang rửa bát đĩa sau bữa cơm trưa tại một vòi nước dùng sinh hoạt chung phía trước cửa phòng.
Trong phòng, những người còn lại chia làm hai nhóm. Một nhóm đàn ông đang tranh thủ ngày mưa, ít việc để đánh bài. Nhóm phụ nữ còn lại trải chăn ngả lưng xuống giường tìm giấc ngủ trưa. Giường ở đây cũng là những tấm phản được xếp cạnh nhau thành dãy dài trên nền nhà.
Không có không gian riêng, họ chia căn phòng làm 2 nửa, một bên dành cho nam, một bên dành cho nữ ngủ.
Một nữ cửu vạn chia sẻ ở đây có 4 cặp là vợ chồng. Vì không có tiền nên họ chấp nhận cảnh sinh hoạt chung. "Nếu vợ chồng có nhu cầu thân mật, chúng tôi đành rủ nhau ra nhà nghỉ bình dân gần đó”, người này nhỏ giọng cho biết.
Ở một phòng trọ khác, nơi sinh hoạt của 5 người. Trong đó, một cửu vạn có vợ đi cùng. Các cửu vạn nam khác trải phản để ngủ dưới đất, cặp vợ chồng này may mắn được dành riêng một chiếc giường.
Giường ở đây cũng là những tấm phản nhưng được kê cao hơn các “giường” khác nhờ những viên gạch. Họ dùng một tấm vải che lại để có được sự riêng tư. Đây được xem là không gian hạnh phúc của cặp đôi.
Bỏ cuộc
Chị Triệu Thị Ngân (SN 1977, Phù Yên, Sơn La) theo chồng xuống đây làm cửu vạn mới hơn 1 tháng. Chị kể: “Năm vừa rồi Sơn La bị lũ lụt, hoa màu của gia đình tôi mất sạch.
Trong khi đó, một người họ hàng từng làm ở đây cho biết hàng tháng họ kiếm được ít nhất 10 triệu nhờ công việc bốc vác nên rủ chúng tôi xuống cùng”.
Tuy nhiên chị Ngân cùng chồng có khả năng phải về quê bởi họ không kiếm được việc. Nữ cửu vạn này chia sẻ, muốn làm được phải có người quen dẫn mối với cai cửu hoặc chủ hàng.
Các chủ hàng không dám giao hàng cho người lạ bởi họ sợ mất cắp và nhiều nguy cơ khác.
“Ít người gọi vác hàng trong khi đó, tiền nhà trọ, tiền ăn và các khoản chi phí... vẫn phải lo. Chúng tôi sẽ cố làm thêm vài tháng nữa, nếu không có việc đành phải về nhà”.
Cùng hoàn cảnh trên, bà Lợi (60 tuổi, dân tộc Dao, quê Sơn La) cho biết, việc cõng hàng tùy thuộc sức khỏe của phu khuân vác. Các cửu vạn phải tranh giành hàng, chen lấn, xô đẩy mới 'cướp'' được nhiều.
Sức khỏe yếu nên bà không tranh được, đành đứng đợi ở ngoài. Còn thùng hàng nào chưa có người vác, bà nhận làm. Bà cho hay, lần đầu cõng hàng, chân run lẩy bẩy, không đi được nhưng bà vẫn cố gắng. Chuyến đó bà kiếm được 100 nghìn đồng, nghỉ 2 ngày vì ốm nên bà tiêu sạch.
Anh Thành (SN 1974, Thanh Hóa) cũng chia sẻ, cửu vạn không tránh khỏi tai nạn trên các cung đường. “Một đồng hương của tôi từng gặp sự cố khi vác hàng. Bao hàng đó rất nặng dù kích thước không lớn.
Người này chủ quan, nằng nặc đòi vác. Hai người khác khiêng lên và người này ghé vai vào. Khi người bạn buông tay, người này bị túi hàng đè ngã sụp xuống. Anh ấy bị trật khớp vai, nghỉ mất một thời gian”.
Bên cạnh đó nhiều cửu vạn cũng chia sẻ, họ bị suy giảm sức khỏe, bị các bệnh về xương khớp, cột sống sau nhiều năm bốc vác hàng.
"Một cái giá không hề rẻ", một cửu vạn nói với chúng tôi về nghề này.
* Tên các nhân vật đã được thay đổi
(Còn nữa)
Đối mặt nhiều nguy hiểm khi vác hàng qua các cung đường mòn, đội ngũ cửu vạn có thể bỏ túi tiền triệu mỗi đêm. Từ đây nhiều người đổi đời, sở hữu tiền tỷ và biệt thư ở quê nhà.
" alt=""/>Cảnh khó tin về ‘giường hạnh phúc’ trong phòng trọ tập thể của cửu vạnNhược điểm của tôi chỉ là đi đâu thường ít khi gọi điện về nhà. Vợ tôi thường cằn nhằn tôi về việc đó, rằng đi làm, trưa tối có việc đột xuất không về ăn cơm thì báo một tiếng để cô ấy không phải chờ, không phải lo lắng. Nhưng tính tôi hay quên, thật sự là đi đâu rất ít khi nhớ mình cần phải gọi điện về.
Vợ tôi biết rõ tính tôi như vậy, thế mà cô ấy vẫn cứ càu nhàu bực bội vì chuyện đó. Cằn nhằn chồng chưa đủ, cô ấy còn làm một việc rất dại dột ấy là chồng không về mà không báo thì cô ấy cũng nhịn cơm, dọn mâm bát ra rồi để nguyên đó, để tôi về thấy là vì tôi mà cô ấy không ăn cơm.
Lâu nay cô ấy vẫn giận dỗi tôi theo kiểu ấy. Vì xót vợ, biết mình có lỗi nên tôi cũng cố thay đổi nhưng đôi bận hết giờ làm anh em đồng nghiệp rủ đi nhậu là tôi lại quên khuấy đi mất là phải gọi điện báo vợ đừng chờ cơm.
Ví dụ như thứ bảy tuần vừa rồi, theo thông lệ công ty, tôi chỉ làm buổi sáng còn buổi chiều được nghỉ. Thế nhưng giờ trưa mấy anh em rủ nhau đi nhậu, xong rồi hứng chí lại đi cà phê hát hò một chút. Tôi cũng quên không gọi điện về cho vợ, điện thoại thì tôi đã cài đặt đúng 12 giờ trưa hàng ngày là tự động bật sang chế độ im lặng. Báo hại vợ tôi gọi mấy chục cuộc mà tôi không biết.
Nửa chiều, khi ra xe về, tôi xem điện thoại mới tá hỏa liền gọi điện lại cho vợ. Đầu dây bên kia vợ tôi chỉ nói có một câu: “Anh chán sống rồi phải không?” sau đó tắt máy. Tôi nghĩ lần này chắc cũng như những lần trước, vợ giận chút rồi qua thôi.
Tôi về nhà, thấy vợ đang chuẩn bị bữa ăn xế cho con, chào hỏi mấy lần vợ đều gằm mặt không lên tiếng. Tôi biết vợ giận liền đến gần khều khều vai định xin lỗi. Nhưng lời chưa kịp nói thì đã nghe cô ấy hét lên rồi chỉ đôi đũa vào mặt tôi: “Anh cút, cút ra khỏi nhà”. Cô con gái 5 tuổi của tôi có lẽ lần đầu thấy mẹ tức giận như vậy nên sợ hãi. Tôi càng vỗ về nó càng khóc to hơn.
Vợ tôi cũng khóc, vừa khóc vừa nói: “Anh chết dẫm ở xó nào giờ mới mò mặt về. Anh có biết cả trưa tôi lo lắng, gọi điện thoại thì anh không nghe, gọi số điện thoại cơ quan anh thì bác bảo vệ nói anh tan giờ là về rồi.
Tôi gọi hết cho người này người khác đều nói không biết anh đi đâu. Trưa nắng như vậy mà tôi vì lo lắng cho anh đã chở con đi dọc từ nhà đến cơ quan anh tìm, đi đến đâu cũng ngó chừng xem có vụ tai nạn nào mới hay không. Còn anh thì lo đú đởn rượu bia gái gú phải không.
Anh không thích về nhà thì cút”. Cô con gái thấy mẹ vừa hét cũng khóc to: “Bố làm mẹ khóc, Bố cút”. Lúc đó tôi không kìm nổi cơn tức giận, chỉ là một trưa không về nhà thôi mà vợ tôi làm gì kinh thế. Đã vậy cô ấy còn nói những lời hỗn xược để con gái bắt chước. Quá điên tiết tôi liền cho cô ấy một bạt tai để cô ấy im lặng đi, và cô ấy im lặng không nói gì nữa thật.
Vấn đề là mấy hôm nay rồi vợ tôi đều im lặng như thế. Tôi có nói tôi sai là không gọi điện về nhà, nhưng cô ấy không nên hành xử một cách lỗ mãng như thế.
Nếu vợ không tỏ ra tôn trọng chồng thì con cái làm sao tôn trọng bố nó. Đồng ý không về ăn trưa thì nên gọi điện, nhưng đó là tật hay quên cố hữu của tôi, vợ tôi biết rõ rồi chứ đâu phải lần đầu tiên mà cứ không gọi được thì suy ra tai nạn ngoài đường ngoài chợ.
Vợ tôi nói tôi sai hai lần, một là không gọi điện để cô ấy lo lắng, hai là đánh cô ấy. Cô ấy nói sẽ về nhà chồng, kể cho bố mẹ chồng rằng tôi đi nhậu nhẹt rồi về hành hung vợ, đề nghị tôi trước mặt cả nhà phải xin lỗi cô ấy.
Lỗi đầu tiên thì tôi công nhận, còn việc tôi đánh cô ấy là do cô ấy có lời lẽ và thái độ vô lễ khó nghe với tôi. Nếu phụ nữ không mất dạy, đàn ông không bao giờ thèm động tay động chân.
Huống hồ đây chỉ là chuyện vợ chồng, cô ấy bắt tôi phải về nhà bố mẹ mình công khai xin lỗi cô ấy có phải là quá quắt lắm không?
Nhiều lần thấy bố về, ngồi mãi ngoài cổng chỉ để mong mẹ tha thứ lỗi lầm trước đây, tôi rất thương nhưng không thể làm khác.
" alt=""/>Tâm sự của ông chồng tốt bị vợ đuổi ra khỏi nhà